Kế toán thuế nhà hàng

Kế toán thuế nhà hàng cần làm những gì hàng tháng/quý?

Kế toán thuế nhà hàng cần làm những công việc gì hàng tháng/quý? Có nhất định phải có bộ phận kế toán này trong bộ máy vận hành? Song hành với sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ, kế toán nhà hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Họ giúp ghi nhận doanh thu, tuân thủ các quy định về thuế nhà nước quy định.  Công việc kế toán thuế nhà hàng tương đối phức tạp vì nó tổng hợp nhiều loại hình như kế toán sản xuất, kế toán thương mại và kế toán dịch vụ.

Nhanh tay lăn chuột xuống phía dưới để cùng chúng tôi tìm hiểu công việc này qua nội dung bài viết dưới đây nhé – Kế Toán TN!

1.    Tầm quan trọng của vị trí kế toán nhà hàng

Kế toán thuế nhà hàng là phần quan trọng không thể thiếu trong bộ máy vận hành nhà hàng. Đây cũng là bộ phận đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị tuân thủ pháp luật thông qua việc nộp quyết toán thuế đúng quy định, giảm thiểu rủi ro tài chính truy thu tiền thuế. Đồng thời, thông tin của kế toán thuế trên các báo cáo tài chính cũng giúp lãnh đạo nhà hàng nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh sử dụng vốn và đưa ra các quyết định kịp thời.

Nhiệm vụ chính của kế toán thuế nhà hàng cần làm bao gồm:

  • Ghi chép giao dịch tài chính: kế toán thuế nhà hàng cần phải thực hiện ghi chép mọi giao dịch phát sinh liên quan đến thu chi của nhà hàng như mua sắm nguyên vật liệu, thanh toán hóa đơn, dịch vụ vệ sinh,…
  • Quản lý thuế phải nộp: Kế toán thuế nhà hàng phải tính toán các khoản thuế, loại thế phải khai báo và nộp theo quy định của pháp luật. Các loại thuế đối với hoạt động dịch vụ nhà hàng có thể kế đến như: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,…
  • Lập các loại báo cáo liên quan theo quy định: Cùng với các các loại thế, kế toán thuế nhà hàng cũng thường lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
  • Bộ báo cáo tài chính đủ bao gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là những báo cáo giúp người quản lý hiểu rõ được tính hình tài chính biến động đã và đang diễn ra trong doanh nghiệp.
  • Quản lý nguồn lực tài chính.
  • Phân tích hiệu suất hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.

Kế toán thuế nhà hàng

Kế toán thuế nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nhà hàng

2.    Bảng mô tả hoạt động kinh doanh của kế toán thuế nhà hàng

Để hiểu rõ hơn về công việc hàng tháng, hàng quý của kế toán thuế nhà hàng, hãy cùng tìm hiểu qua bảng mô tả hoạt động dưới đây nhé!

2.1.        Kiểm soát các loại hóa đơn thu chi, kiểm tra chứng từ kế toán

Đây là công việc diễn ra hàng ngày thường xuyên của kế toán thuế nhà hàng. Hàng ngày kế toán sẽ trực tiếp tiếp nhận và tổng hợp các loại hóa đơn mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chứng từ xuất nhập khẩu từ kho. Yêu cầu cần đảm bảo:

  • Thường xuyên nhắc nhở các bộ phận liên quan như vận tải, kho chuyển giao các chứng từ đúng thời gian, đảm bảo không bị sót, thiếu, thất lạc hóa đơn chứng từ kế toán cần thiết.
  • Tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các hóa đơn chứng từ. Điều này rất quan trọng bởi vì liên quan đến các khoản thuế của doanh nghiệp.
  • Thực hiện ghi chép, hạch toán đúng đầy đủ thông tin theo quy định.
  • Lưu trữ các hóa đơn chứng từ đúng quy định tránh thất lạc.

Kế toán thuế nhà hàng

Kế toán thuế nhà hàng cần thu thập và kiểm soát chứng từ kế toán thường xuyên

2.2.        Lập và khai các loại thuế theo quy định của pháp luật

Song song với việc thu thập quản lý hóa đơn, chứng từ kế toán, kế toán thuế nhà hàng còn có nhiệm quan trọng đó là lập và quyết toán các loại thuế theo quy định của nhà nước. Trong đó bao gồm thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế môn bài.

Thuế TNDN

Theo quy định của văn bản pháp luật hiện hành, doanh nghiệp nhà hàng nộp thuê TNDN cần lưu ý những điều sau:

Công thức tính thuế TNDN phải nộp

Quyết toán thuế doanh nghiệp căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và căn cứ, xác định thu nhập tính thuế được quy định tại theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển đúng quy định).

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý + Các khoản thu nhập khác.

Mức thuế suất thuế TNDN là 20% đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp hưởng ưu đãi thuế, không hoạt động khai thác một số loại khoáng sản quý, hiếm (theo Điều 11 Thông tư 78 / 2014 / TT-BTC).

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 3/TNDN, Thông tư 151/2014/TT-BTC.

Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Một số phụ lục kèm theo tờ khai theo thực tế phát sinh của người nộp thuế:

Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mẫu số 3-1A/TNDN (dành cho ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ), mẫu số 3-1B/TND (dành cho khối ngân hàng, tín dụng), mẫu số 3-1C/TNDN (dành cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán).

Phụ lục chuyển lỗ, mẫu số 3-2/TNDN.

Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN, mẫu số 3-3A/TNDN, mẫu 3-3B/TNDN, mẫu 3-3C/TNDN.

Thuế môn bài

Mức thuế môn bài của đơn vị nhà hàng cần đóng phụ thuộc vào mức thu nhập hàng năm của nhà hàng bao nhiêu? Ít hay nhiều?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi quy định về mức thu lệ phí môn bài 2024 như sau:

– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Nếu doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/năm thì mức nộp thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Nếu doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm thì mức nộp thuế là 500.000 đồng/năm.
  • Nếu doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức nộp thuế là 1.000.000 đồng/năm.

Thuế môn bài nộp chậm nhất là ngày 30 tháng 1 sau thành lập hoặc bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Cũng tương tự thuế môn bài và thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cũng được tính toán dựa trên nguồn thu nhập của nhà hàng.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế tiêu dùng thông thường, áp dụng cho đa số các loại hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường nội địa. Đây là một phần của giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ, không phải là toàn bộ giá trị. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách tính thuế GTGT và mức thuế VAT dịch vụ ăn uống.

Cách tính thuế GTGT:

Giá tính thuế GTGT được xác định bằng cách nhân giá trị hàng hoá hoặc dịch vụ với tỷ lệ thuế GTGT tương ứng.

Số tiền thuế GTGT = Giá trị hàng hoá/dịch vụ x Tỷ lệ thuế GTGT 

Ví dụ minh họa:

Hàng hóa A có giá bán không bao gồm thuế GTGT là 1 triệu đồng.

Mức thuế suất phải chịu: 10%.

Cách tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT = 1 triệu * 10% = 0.1 triệu đồng.

Mức thuế VAT dịch vụ ăn uống:

Năm 2023,2024, mức thuế VAT dịch vụ ăn uống là 8%.

 Nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế, vào năm 2022 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Dịch vụ ăn uống nằm trong số các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, nhưng sẽ được giảm còn 8% vào năm 2022.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một phần quan trọng của hệ thống thuế, và nó được tính dựa trên thu nhập mà mỗi cá nhân kiếm được. Dưới đây là một số thông tin về thuế TNCN tại Việt Nam:

Cách tính thuế TNCN theo đối tượng người nộp thuế và loại hợp đồng:

Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất.

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.

  • Tổng thu nhậpbao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, và tiền hỗ trợ.
  • Các khoản thu nhập được miễn thuếbao gồm tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ, và tiền lương của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
  • Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN bao gồm các khoản được quy định tại luật thuế.
  • Các khoản giảm trừđược quy định tại luật thuế.

Kế toán thuế nhà hàng

Các khoản khấu trừ thuế mà nhà hàng cần quan tâm

Trong hoạt động kinh doanh việc theo dõi các khoản chi phí không chỉ giúp bạn vận hành và duy trì kinh doanh mà còn giúp bạn tối ưu hóa chi phí để có mức lợi nhuận lý tưởng duy trì hoạt động nhà hàng của mình

  • Chi phí nhân sự: Nhân viên là yếu tố không thể thiếu để nhà hàng có thể duy trì hoạt động một cách trơn tru nhất. Và tất cả tiền lương cũng như các khoản chi phí khác cho nhân viên như phúc lợi dùng cơm trưa có thể được khấu trừ vào thuế thu nhập của nhà hàng. Ngoài ra, bạn vẫn phải trả riêng thuế quỹ lương cho họ theo đúng biên chế đã thỏa thuận.
  • Phí tiếp thị, quảng bá nhà hàng
  • Thiết bị, dụng cụ: Đừng quên chi phí cho các vật dụng cần thiết như lò nướng, nồi chiên, bếp, máy rửa chén, tủ lạnh, hay ngay cả một đôi đũa, cùng tất cả các chi phí sửa chữa và bảo trì chúng khi tính toán mức khấu trừ thuế của mình.
  • Chi phí thực phẩm: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng nhà hàng mà khoản chi phí này có thể dao động từ 28% đến 40% trên tổng doanh thu.
  • Chi phí giấy tờ: Bao gồm in ấn, văn phòng phẩm, các vấn đề như nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, xin giấy phép xây dựng hay tư vấn pháp lý đều có thể khiến chi phí vận hành tăng lên, và những khoản chi trả này đều được phép khấu trừ vào thuế nhà hàng.
  • Tiền bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm nhà hàng, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm nhân viên, bảo phương cơ sở vật chất, tất cả đều được khấu trừ vào thuế nhà hàng.
  • Điện, nước, thuế thuê trụ sở kinh doanh khai thay cho chủ nhà….

 Các vấn đề về thuế nhà hàng sẽ rất phức tạp và mất thời gian kiểm soát nếu bạn không nắm rõ khoản phí này. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật cẩn thận về thuế để đảm bảo bạn làm đúng trách nhiệm của mình theo pháp luật và có thể tập trung hơn cho các khía cạnh khác trong phát triển nhà hàng.

Trên đây là chi tiết công việc của kế toán thuế nhà hàng cần làm hàng tháng/quý. Dịch vụ nhà hàng là một ngành có mức độ phức tạp, với tỷ suất tính thuế khác nhau so với các đơn vị sản xuất thương mại. Do đó công việc kế toán thuế nhà hàng càng quan trọng hơn bao giờ hết để đảm bảo việc tuân thủ quy định về thuế của doanh nghiệp với nhà nước. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu hay còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!

Tags:

No responses yet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *