9 loại kế toán trong doanh nghiệp mà bạn nên biết

Dịch vụ kế toán trọn gói Bình Thạnh - Kế Toán TN

Kế toán là thuật ngữ chỉ nghề nghiệp không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Bạn hiểu biết thế nào về công việc này? Bài viết này đại lý thuế TN sẽ giúp bạn nhận biết 9 loại kế toán trong doanh nghiệp.

Thực tế, có nhiều các để phân loại kế toán. Tùy theo quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp mà kế toán sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Nhìn chung, việc phân chia các bộ phận kế toán nhằm quy chuẩn hóa các nhiệm vụ, giúp công việc được triển khai thuận lợi.

Dưới đây là cách phân loại kế toán dựa trên tính chất công việc:

9 loại kế toán trong doanh nghiệp

1. Kế toán thanh toán

Là người thực hiện các công việc thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm:

– Quản lý các khoản thu
– Quản lý các khoản chi
– Kiểm soát hoạt động thu ngân
– Theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt

2. Kế toán ngân hàng

Là người phụ trách các vấn đề tài chính liên quan tới ngân hàng. Chẳng hạn như:
+ Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp
+ Nhận, quản lý chứng từ của ngân hàng
+ Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký quỹ, tiền vay ngân hàng
+ Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng
+ Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng mỗi ngày và báo cáo cho trưởng bộ phận
+ Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng
+ Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng
+Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc
+ Theo dõi để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng
+ In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát
+ In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ

3. Kế toán công nợ

Đây là một phần kế toán khá quan trọng liên quan đến các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán công nợ là theo dõi các khoản công nợ của khách hàng và đôn đốc họ thanh toán.

4. Kế toán kho

Là vị trí kế toán làm việc tại kho chứa hàng hóa; nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ của kế toán kho có thể kể đến như:

+ Check hóa đơn, chứng từ trước khi xuất/ nhập kho

+ Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống

+ Kiểm soát nhập xuất tồn kho

+ Cập nhập tình hình hàng hóa trong kho để lên kế hoạch xuất/ nhập hàng hóa

+ Thường xuyên theo dõi công nợ nhập – xuất hàng hóa; định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định

Tóm lại, kế toán kho có trách nhiệm trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho. Từ theo dõi tình hình nhập xuất hàng; tồn kho đến đối chiếu hóa đơn; chứng từ sổ sách….

5. Kế toán tài sản cố định

Là người thực hiện kiểm kê, đánh giá các tài sản cố định (theo quy định của nhà nước) của doanh nghiệp. Đồng thời, lập báo về tài sản cố định của doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định (TSCĐ).

+ Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập

+ Lập biên bản  bàn giao và bàn giao TSCĐ cho các bộ phận/ cá nhân trong doanh nghiệp

+ Tập hợp chi phí XDCB, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán XDCB, chi phí sửa chữa hoàn thành

+ Cập nhật tình trạng của TSCĐ, lập danh sách tăng giảm TSCĐ  theo từng tháng, năm

+ Xác định thời gian khấu hao TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán

+ Lập biên bản thanh lí TSCĐ

+ Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ

9 loại kế toán trong doanh nghiệp

6. Kế toán doanh thu

Là người có nhiệm vụ thống kế, tổng hợp chứng từ bán hàng. Cũng như kiểm soát “tình hình tài chính” của khách hàng. Nếu đảm nhận vị trí kế toán doanh thu bạn cần thực hiện cá công việc như:

+ Lập báo cáo bán hàng, doanh thu, các phiếu doanh thu

+ Làm báo cáo về các khoản giảm trừ doanh thu

+ Kiểm tra số lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng và cập nhật cho trưởng bộ phận

+  Lưu trữ, so sánh các hóa đơn bán hàng

+ Điều chỉnh các khoản giảm trừ, đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến giảm trừ doanh thu được phê duyệt của cấp trên

+ Kiểm tra đột xuất  doanh thu của các đại lý/ các điểm bán hàng

+ Tham gia kiểm tra các quỹ trong doanh nghiệp

7. Kế toán thuế

Vị trí này phụ trách về các vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán thuế là:

+ Lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế (đối với các doanh nghiệp mới thành lập)

+ Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán

+ Cuối tháng lập báo cáo  thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có)

+ Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn

+ Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý  và báo cáo quyết toán thuế TNCN.

Dịch vụ kế toán trọn gói Bình Thạnh - Kế Toán TN

8. Kế toán chi phí

Có nhiệm vụ ghi chép, phân loại, phân bổ các chi phí liên quan tới một quy trình nhằm kiểm soát thu chi. Cụ thể như:

+ Thống kê chi phí sản xuất thực tế

+ Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí về: vật tư, nhân công,…

+ Tính toán hợp lý các giá thành xây lắp, sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp

+ Xác định chính xác và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành

+ Kiểm kê, đánh giá khối lượng thi công chưa hoàn thành

+ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng công trình, hạng mục,… để kịp thời báo các lên cấp trên

9. Kế toán tổng hợp

Là người thực hiện ghi chép; tổng hợp các tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của công ty. Chẳng hạn:

+ Kiểm tra, so sánh số liệu của các bộ phận trong doanh nghiệp

+ Báo cáo đầy đủ các số liệu kế toán khi cấp trên yêu cầu

+Cung cấp các số liệu, chứng từ, hồ sơ, phục vụ cho quá trình kiểm tra của các cơ quan thanh tra và giải trình khi được yêu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *