Sau khi có giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc gì?

Sau Khi Có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh, Doanh Nghiệp Cần Thực Hiện Các Công Việc Gì?

Để hoạt động kinh doanh hiệu quả và đúng pháp luật, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

  1. Thông Báo Công Khai Nội Dung Đăng Ký Doanh Nghiệp

Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải:

  • Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp phí theo quy định. Nội dung thông báo bao gồm:
    • Ngành, nghề kinh doanh.
    • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
    • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi có thay đổi tương ứng, cũng trên Cổng thông tin quốc gia.
  1. Khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu

Doanh nghiệp cần khắc con dấu và thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 trước kia đã quy định các công ty, doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng, hình thức và nội dung của con dấu thế nhưng nội dung trên con dấu phải được thể hiện các thông tin bao gồm:

– Tên doanh nghiệp.

– Mã số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong Luật Doanh nghiệp 2020, những quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trên nội dung con dấu cũng được bãi bỏ. Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng doanh nghiệp sẽ tự quyết định loại dấu, hình thức số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Như vậy, mẫu dấu công ty hiện nay sẽ do công ty hoàn toàn quyết định về nội dung trên con dấu và không chịu sự ràng buộc nào bới quy định pháp luật.

  1. Đăng ký thuế

 Đăng ký mã số thuế và các nghĩa vụ liên quan tại cơ quan thuế. Tại TN Đăng Ký Thuế, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký mã số thuế uy tín và chuyên nghiệp, đảm bảo quy trình nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian cho quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ toàn diện từ việc chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế đến việc theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh tại cơ quan thuế. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tư vấn và hướng dẫn các nghĩa vụ thuế liên quan để doanh nghiệp của bạn hoạt động hợp pháp và hiệu quả.

  1. Treo bảng hiệu

Treo bảng hiệu tại trụ sở doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có ). Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và bắt buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.

  1. Làm chữ ký số

Đăng ký chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử và kê khai thuế.

  • Đại lý thuế TN, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký chữ ký số chuyên nghiệp và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện các giao dịch điện tử và kê khai thuế một cách dễ dàng và bảo mật. Chữ ký số là công cụ quan trọng giúp xác thực danh tính và bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin trong các giao dịch trực tuyến, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
  • Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ từ khâu chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký đến việc kích hoạt và sử dụng chữ ký số. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp an toàn, tiện lợi và tối ưu hóa quy trình làm việc cho doanh nghiệp.
  1. Mở tài khoản ngân hàng

Mở tài khoản ngân hàng đứng tên doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch tài chính.

Việc tuân thủ quy định công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn nâng cao uy tín và trách nhiệm đối với cơ quan quản lý và khách hàng.

  1. Một số thủ tục khác

➤ Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, vốn, chứng chỉ, BHXH cho nhân viên

Ngoài những thủ tục nêu trên, doanh nghiệp sau khi nhận GPKD cũng nên lưu ý:

  • Tham gia bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp;
  • Hoàn thiện các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định…

Các thủ tục cần được hoàn thiện nhanh chóng để tránh bị xử phạt nếu có thanh tra kiểm tra.

➤ Nộp các loại tờ khai, báo cáo khác

Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, bạn phải nộp tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm, tiền thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Tránh trường hợp doanh nghiệp bị trễ tờ khai, chậm nộp thuế… dẫn đến phạt trễ tờ khai, bị nợ thuế hoặc khóa mã số thuế.

Để hạn chế rủi ro và thực hiện tốt các vấn đề nêu trên, doanh nghiệp cần có người am hiểu về nghiệp vụ kế toán để thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Nếu công ty, doanh nghiệp chưa có nhu cầu thuê nhân viên kế toán hoặc kế toán tại doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm, hiểu biết về thuế thì nên cân nhắc sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên về dịch vụ kế toán.