Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước Ngoài

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 2 loại hình như sau:

I .XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH CÔNG TY BẰNG VỐN NGƯỜI VIỆT RỒI CHUYỂN NHƯỢNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

– Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật doanh nghiệp: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.

Đối tượng

Nên lựa chọn cách này trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam cùng góp vốn thành lập công ty (gọi là công ty liên doanh) vì không cần phải xin giấy phép đầu tư.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam;
Bước 2: Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thời gian hoàn thành

Từ 20-25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Kết quả

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

TN SẼ LÀM THAY BẠN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN:

  1. TƯ VẤN : vốn điều lệ, mã ngành,kiểm tra tên doanh nghiệp dự kiến…phù hợp.
  2. HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG: sao y CMND/CCCD/hộ chiếu nếu chưa có.
  3. SOẠN TOÀN BỘ HỒ SƠ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
  4. TRÌNH KÝ HỒ SƠ TẬN NƠI
  5. NỘP HỒ SƠ SỞ KH & ĐT
  6. THEO DÕI VÀ NHẬN KẾT QUẢ SỞ KH & ĐT
  7. BÀN GIAO GPKD VÀ CON DẤU TẬN TAY KHÁCH HÀNG
  8. ĐĂNG CÔNG BỐ  THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
  9. TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁC THỦ TỤC SAU THÀNH LẬP
  10. KHI KHÁCH CÓ YÊU CẦU TN SẼ LÀM THAY TẤT CẢ.

(GỬI FILE ĐÍNH KÈM CÁC BƯỚC & CHI PHÍ CƠ BẢN SAU KHI CÓ GPKD)

Phương châm làm việc với Qúy khách hàng:

NHANH – GỌN –MINH BẠCH

LUÔN LUÔN CÓ MẶT KHI KHÁCH HÀNG CẦN

PHẢN HỒI DỊCH VỤ GỌI NGAY :  0901 496969

 

PHÍ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (TRỌN GÓI)

THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG VỐN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM RỒI CHUYỂN NHƯỢNG

15.000.000VNĐ

CAM KẾT KHÔNG PHÁT SINH CHI PHÍ

Qúy khách chỉ cần gửi TN:

– Bản sao y CMND/CCCD/passport của chủ sở hữu/thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật; (3 bản)

+ Nếu là cá nhân đầu tư: Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài để làm thủ tục chuyển nhượng vốn từ cổ đông Việt Nam sang cổ đông nước ngoài (3 bản);

+ Nếu là tổ chức đầu tư: Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (3 bản).

– Thông tin công ty :

+ Tên công ty

+ Địa chỉ trụ sở

+ Vốn điều lệ công ty

+ Danh sách và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên  công ty.
+ Bạn chỉ cần cung cấp ngành nghề kinh doanh mong muốn ->TN sẽ tư vấn và đăng ký mã ngành chi tiết, đầy đủ cho bạn

QUÝ KHÁCH KHÔNG CẦN ĐẾN CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

KHÔNG ĐI CÔNG CHỨNG GIẤY TỜ

Tất cả các thủ tục liên quan đến các cơ quan nhà nước,

TN sẽ thay khách hàng thực hiện.

01.DỊCH VỤ TẬN NHÀ

Kế toán TN trình khách hàng ký hồ sơ thành lập, bàn giao giấy phép kinh doanh và con dấu công ty…tận nhà cho khách hàng.

02. NGÀY CÓ GPKD VÀ CON DẤU

Tổng thời gian 30-35 ngày không tính thứ 7 và chủ nhật .

Quy trình mở công ty nước ngoài bằng vốn Việt Nam rồi chuyển nhượng như sau:

Tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam: 7 ngày

Chuyển đổi vốn từ cổ đông Việt Nam cho cổ đông người nước ngoài: 20 – 28 ngày

03.TỐI ƯU VỀ MỨC CHI PHÍ THUẾ PHẢI ĐÓNG

Chúng tôi sẽ tư vấn các phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn để doanh nghiệp tối ưu nhất về tiền thuế phải đóng

04.HỖ TRỢ TẬN TÌNH, MINH BẠCH CÁC THỦ TỤC SAU THÀNH LẬP
– LIỆT KÊ TẤT CẢ CHI PHÍ CƠ BẢN NGAY SAU KHI CÓ GPKD
(GỬI FILE ĐÍNH KÈM ĐẦY ĐỦ CÁC CHI PHÍ CƠ BẢN)

PHẢN HỒI DỊCH VỤ GỌI NGAY :  0901 496969

XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH CÔNG TY BẰNG VỐN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRỰC TIẾP TỪ ĐẦU

– Việc có giấy chứng nhận đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi tham gia đấu thầu các dự án lớn và 1 số những dự án lớn của nhà nước. Tuy nhiên, chi phí thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo cách này tương đối cao và mất nhiều thời gian của nhà đầu tư.

Đối tượng

1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài);

2. Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có:

•Nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ;

•Hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đầu tư;

Bước 2: Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành

Từ 40-45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hoặc có thể lâu hơn tùy ngành nghề nhà đầu tư đăng ký.

Kết quả

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:

1.Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm các giấy tờ sau:

2.Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

3.Đề xuất dự án đầu tư;

4.Hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương);

5.Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư;

6.Bản sao chứng minh nhân dân/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.

*Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần cung cấp:

Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức nước ngoài;

Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày).

GỌI NGAY :  0901 496969

TN SẼ LÀM THAY BẠN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN:

  1.  TƯ VẤN : vốn điều lệ, mã ngành,kiểm tra tên doanh nghiệp dự kiến…phù hợp.
  2. HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG: sao y CMND/CCCD/hộ chiếu nếu chưa có.
  3. SOẠN TOÀN BỘ HỒ SƠ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
  4. TRÌNH KÝ HỒ SƠ TẬN NƠI
  5. NỘP HỒ SƠ SỞ KH & ĐT
  6. THEO DÕI VÀ NHẬN KẾT QUẢ SỞ KH & ĐT
  7. BÀN GIAO GPKD VÀ CON DẤU TẬN TAY KHÁCH HÀNG
  8. ĐĂNG CÔNG BỐ  THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
  9. TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁC THỦ TỤC SAU THÀNH LẬP
  10. KHI KHÁCH CÓ YÊU CẦU TN SẼ LÀM THAY TẤT CẢ.

(GỬI FILE ĐÍNH KÈM CÁC BƯỚC & CHI PHÍ CƠ BẢN SAU KHI CÓ GPKD)

Phương châm làm việc với Qúy khách hàng:

NHANH – GỌN –MINH BẠCH

LUÔN LUÔN CÓ MẶT KHI KHÁCH HÀNG CẦN

PHẢN HỒI DỊCH VỤ GỌI NGAY :  0901 496969

 

PHÍ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (TRỌN GÓI)

THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG VỐN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRỰC TIẾP TỪ ĐẦU TƯ

28.000.000VNĐ

CAM KẾT KHÔNG PHÁT SINH CHI PHÍ

Qúy khách chỉ cần gửi TN:

* Nếu là cá nhân đầu tư: Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài để làm thủ tục chuyển nhượng vốn từ cổ đông Việt Nam sang cổ đông nước ngoài (3 bản);

*Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần cung cấp:

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức nước ngoài;

– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(3 bản);

– Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày).

* Thông tin công ty :

+ Tên công ty

+ Địa chỉ trụ sở

+ Vốn điều lệ công ty

+ Danh sách và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên  công ty.
+ Bạn chỉ cần cung cấp ngành nghề kinh doanh mong muốnàTN sẽ tư vấn và đăng ký mã ngành chi tiết, đầy đủ cho bạn

QUÝ KHÁCH KHÔNG CẦN ĐẾN CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

KHÔNG ĐI CÔNG CHỨNG GIẤY TỜ

Tất cả các thủ tục liên quan đến các cơ quan nhà nước,

TN sẽ thay khách hàng thực hiện.

01.DỊCH VỤ TẬN NHÀ

Kế tóan TN trình khách hàng ký hồ sơ thành lập, bàn giao giấy phép kinh doanh và con dấu công ty…tận nhà cho khách hàng.

02. NGÀY CÓ GPKD VÀ CON DẤU

Tổng thời gian 40-45 ngày không tính thứ 7 và chủ nhật .

Quy trình mở công ty nước ngoài bằng vốn Việt Nam rồi chuyển nhượng như sau:

Tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam: 7 ngày

Chuyển đổi vốn từ cổ đông Việt Nam cho cổ đông người nước ngoài: 20 – 28 ngày

03.TỐI ƯU VỀ MỨC CHI PHÍ THUẾ PHẢI ĐÓNG

Chúng tôi sẽ tư vấn các phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn để doanh nghiệp tối ưu nhất về tiền thuế phải đóng

04.HỖ TRỢ TẬN TÌNH, MINH BẠCH CÁC THỦ TỤC SAU THÀNH LẬP
– LIỆT KÊ TẤT CẢ CHI PHÍ CƠ BẢN NGAY SAU KHI CÓ GPKD
(GỬI FILE ĐÍNH KÈM ĐẦY ĐỦ CÁC CHI PHÍ CƠ BẢN)

PHẢN HỒI DỊCH VỤ GỌI NGAY :  0901 496969

7 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  1. Về ngành nghề đăng ký đầu tư, kinh doanh

Nhà đầu tư nên đăng ký những ngành nghề đã được Việt Nam cam kết rõ ràng trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương để tránh bị cơ quan đăng ký đầu tư từ chối khi làm thủ tục xin giấy phép đầu tư.

Không nên đăng ký các ngành nghề kinh doanh chưa hoặc không thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí để thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh khi đăng ký và triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Sau khi thành lập doanh nghiệp, nếu nhà đầu tư muốn kinh doanh ngành nghề có điều kiện đã đăng ký, thì phải xin giấy phép của Sở Công thương và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định để được kinh doanh ngành nghề đó trong suốt quá trình hoạt động.

  1. Về vốn đầu tư, vốn điều lệ

Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu phát triển và lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư cần đăng ký mức vốn đầu tư cho phù hợp, không nên đăng ký quá ít dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí.

Sau khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư cần thực hiện góp vốn theo đúng thời hạn đã đăng ký thể hiện trên giấy chứng nhận đầu tư, điều lệ công ty. Do đó trong vòng 90 ngày (đối với cả công ty TNHH và công ty cổ phần) kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần mở tài khoản vốn. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.

  1. Địa điểm đầu tư và thành lập công ty

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư/ trụ sở chính công ty tại Việt Nam​ phải có địa chỉ rõ ràng; có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.

  1. Về con dấu công ty

Sau khi hoàn thành các thủ tục thành lập, doanh nghiệp cần khắc con dấu để sử dụng. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu và không cần làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi, hủy mẫu dấu hoặc thay đổi số lượng con dấu.

  1. Về sử dụng lao động

Công ty vốn đầu tư nước ngoài có thể thuê người lao động là người nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc. Tuy nhiên, nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, giấy phép lao động, thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.(TN có thể  tư vấn thêm.)

  1. Về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân. Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thì có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Công ty phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

  1. Về nghĩa vụ thuế

Cũng giống như doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải nộp các loại thuế như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải nộp các loại thuế khác nếu có ví dụ như thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… nếu có theo quy định của pháp luật.

 Bạn bắt buộc phải làm gì sau khi nhận giấy phép kinh doanh?

Theo luật doanh nghiệp 2020, sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các bước phải thật hiện như sau:

  1. Kê khai thuế ban đầu:

– Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu: 500.000 đồng

– Miễn phí 500.000 đồng khi sử dụng dịch vụ kế toán của TN.

  1. Mua chữ ký số (token)
    – Là chữ ký doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để giao dịch trên mạng thay thế chữ ký và con dấu của người đại diện pháp luật.( khai thuế ban đầu, nộp báo cáo thuế, kê khai và nộp BHXH…)

– Qúy khách có thể mua 1 năm ,2 năm ,3 năm.

  1. Đăng ký mở tài khoản công ty tại ngân hàng.

– Nộp tiền vào tài khoản của công ty

  1. Treo biển hiệu tại nơi đăng ký doanh nghiệp.

– Theo luật quảng cáo, điều 34, nội dung bảng hiệu bao gồm những thông tin: Tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp. Những thông tin này bắt buộc phải tương ứng với những gì chủ sở hữu đã đăng ký trước đó.

– Chi phí: 200.000 đồng/bảng hiệu (kích thước 20cm x 30cm).

  1. Mua và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn:
    ( 100 số ,500 số ,2000 số)

– Có 2 loại hóa đơn: Hóa đơn bán hàng trực tiếp và hóa đơn GTGT;

– Có 2 hình thức hóa đơn: Hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử.

  1. Thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài.
    – Thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên giấy phép kinh doanh

Căn cứ vào số vốn điều lệ thành lập công ty mà mức thuế cần đóng cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài cần đóng là 2.000.000 VNĐ/năm.
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ, cần đón mức lệ phí 3.000.000 VNĐ/năm.
  • Riêng với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế, cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.

–  Đối với những công ty mới thành lập trong 6 tháng đầu năm thì phải khai và nộp thuế môn bài cho cả năm.

–  Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng cuối năm, chỉ cần đóng lệ phí môn bài nửa năm tương ứng với mức thuế cần đóng.

  1. Lựa chọn chế độ kế toán

Lựa chọn chế độ kế toán có ý nghĩa quan trọng, chế độ kế toán phù hợp thì khi hạch toán bảo đảm sự chính xác.

– Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

– Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ)

– Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC: Áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

  1. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Căn cứ: Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

– Có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (gọi tắt là TSCĐ):

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

– Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình.

  1. Báo cáo sử dụng lao động

– Doanh nghiệp khai việc sử dụng lao động khi mới thành lập và báo cáo tình hình sử dụng lao động cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

– Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương để nộp cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

  1. Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn

– Khi ký hợp đồng với nhân viên, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên.

– Sau khi làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì liên hệ với Liên đoàn lao động cấp huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp để nộp kinh phí công đoàn.

Related posts

Dịch Vụ Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh

Dịch Vụ Thay Đổi Tên Công Ty

Dịch Vụ Thay Đổi Vốn Điều Lệ